Câu hỏi thường gặp
1. Thiết kế website cho lĩnh vực gì ?
Dù là kinh doanh online hay truyền thống cũng đều có các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau với những đặc thù riêng biệt. Vì vậy trước khi thiết kế website bạn phải chắc chắn lĩnh vực mà mình tham gia, đó là bán đồ công nghệ, thời trang, mỹ phẩm hay lĩnh vực khác. Mặc dù tác dụng của website chỉ là cung cấp nơi để đăng tải hình ảnh sản phẩm, thông tin cửa hàng và công cụ mua sắm trực tuyến cho khách, nhưng với mỗi linh vực thì kết cấu, hình thức sẽ có điểm khác biệt. Ví dụ với đồ công nghệ bạn có thể tích hợp trang so sánh tính năng, nhưng lĩnh vực thời trang thì làm như vậy là dư thừa. Việc xác định lĩnh vực kinh doanh trước khi thiết kế website bán hàng sẽ giúp bạn đưa ra phác hoạ chi tiết, chính xác về website hơn.
2. Đối tượng website bạn hướng đến là ai?
Nếu bạn là nam giới, khi vào một website bán quần áo được trang trí bằng những màu sắc đầy nữ tính như hồng, đỏ, vàng,… và các loại hình ảnh dễ thương thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Mặc dù có thể sản phẩm đúng là dành riêng cho nam giới đấy, nhưng tỷ lệ bạn thoát ra ngoài để vào website đỡ “sến súa” hơn sẽ rất cao. Ví dụ này cho thấy việc xác định đối tượng trước khi xây dựng website rất quan trọng, khi biết rõ độ tuổi, giới tính, thói quen,… của khách hàng tiềm năng bạn sẽ dễ dàng xây dựng lên những trang web phù hợp nhu cầu, thị hiếu của họ.
3. Tham khảo website của đối thủ
Cũng giống như trong truyền thống, trước khi bắt đầu vào việc kinh doanh bạn nên quan sát đối thủ của mình để xem họ làm thế nào, chiến lược của họ ra sao để có đối sách phù hợp. Hãy liệt kê danh sách những website bán hàng cùng lĩnh vực khác, sau đó bạn nên truy cập với vai trò như người truy cập thông thường để xem cách họ sắp xếp đề mục, bố cục ra sao, hình ảnh thế nào,… Từ những thông tin này bạn sẽ tổng kết được những kinh nghiệm khá thú vị để học hỏi hoặc phòng tránh.
4. Xác định hành động của khách hàng
Nguyên tắc khi cung cấp bất kỳ dịch vụ nào cho khách hàng là hãy đứng ở vị trí của họ để xác định những điều cần làm. Thiết kế website cũng vậy, bạn phải biết khách hàng sẽ có hàng động gì khi sử dụng để thêm những công cụ thích hợp và sắp xếp bố cục cho hợp lý. Ví dụ khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm, vậy hãy cho họ một hộp tìm kiếm nằm ở vị trí dễ tìm nhất, khách hàng muốn mua nhiều sản phẩm cũng lúc, vậy hãy cung cấp tính năng giỏ hàng để họ thoải mái lựa chọn.
5. Website cần những tính năng quan trọng nào?
Website bán hàng không đơn giản như website tin tức thông thường, ngoài việc cung cấp thông tin sản phẩm bạn còn phải tích hợp những công cụ hỗ trợ quá trình mua sắm cho người truy cập. Để tránh trường hợp thiếu sót thì trước tiên hãy liệt kê những tính năng quan trọng không thể thiếu, như tìm kiếm theo từ khoá, theo danh mục, tìm kiếm nâng cao theo tính năng sản phẩm, so sánh sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán,…
6. Ngân sách và thời gian thiết kế website bán hàng?
Mặc dù việc thiết kế website bán hàng không tốn chi phí bằng việc xây dựng cửa hàng vật lý nhưng để có một website bán hàng chuyên nghiệp bạn cũng cần phải đầu tư nhất định. Một số chi phí bắt buộc phải có như tên miền, hosting, viết code hiển thị, nếu không dự trù trước thì rất có thể nó sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tốt nhất là trước khi thiết kế hãy tham khảo nhiều gói dịch vụ của các đơn vị khác nhau, so sánh và phân tích ưu nhược điểm để có lựa chọn tốt nhất.
Bên cạnh ngân sách thì thời gian thiết kế website cũng rất quan trọng, bạn nên giới hạn cho bên cung cấp dịch khoảng thời gian cho phép, thông thường là dưới 15 ngày trọn gói. Nếu quá lâu hãy xem xét và đề nghị lại mức giá.
7. Ai là người quản lý?
Việc quản lý website không rắc rối như cửa hàng vật lý, dù có ít kiến thức về thương mại điện tử bạn vẫn có thể vận hành trôi chảy được. Tuy nhiên, trước khi đi vào hoạt động bạn nên xác định rõ ai sẽ trực tiếp quản lý website này. Vì dù sao bạn cũng là dân không chuyên, việc của bạn là lên kế hoạch nhập – xuất hàng hoá, tiêp thị và bán cho khác, còn những vấn đề chuyên sâu sẽ rất khó giải quyết. Nếu sợ gặp phải lỗi trong quá trình vận hành thì bạn nên tuyển riêng một quản trị viên cho website của mình, có nhiệm vụ bảo đảm nội dung, kiểm soát lưu lương người truy cập và báo cáo với bạn.
8. Bạn quảng cáo website bằng cách nào?
Kinh doanh online không phải thiên đường dành riêng cho bạn, miếng bánh ngọt sẽ có hàng trăm, hàng ngàn con kiếm cùng muốn chia phần, và bạn phải biết rằng mình sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vậy muốn thật sự nổi bật giữa một rừng website bán hàng thì phải làm cách nào? Chắc chắn là phải quảng cáo website rồi! Nhưng bạn đã quyết định sẽ quảng cáo bằng phương thức nào chưa? SEO? Google Adwords? Facebook Ads? Email Marketing? Đặt banner? Tiếp thị liên kết (affiliate)? Mỗi cách quảng cáo lại có những ưu nhược điểm riêng, muốn đạt được hiệu quả cao nhất bạn phải tìm hiểu thật kĩ để không gặp trường hợp tiền mất tật mang.
9. Website của bạn có công cụ thanh toán nào?
Điều làm nên khác biệt rõ ràng nhất của một website bán hàng với website tin tức là nó sẽ được tích hợp những công cụ thanh toán, hỗ trợ khách mua sắm được thuận lợi. Một số phương thức phổ biến hiện nay là sử dụng cổng thanh toán điện tử (Paypal, Ngân Lượng, Bảo Kim,…), thẻ Visa, chuyển khoản ngân hàng hoặc phương thức nhờ thu của bưu điện. Bạn nên kết hợp một vài cách thanh toán phù hợp để đa dạng hoá lựa chọ cho khách hàng. Đặc biệt, hãy chú ý những phương thức bảo mật dữ liệu cho khách hàng bằng một số giao thức thức thông dụng như HTTPS (sự kết hợp của hai giao thức HTTP và SSL).